Công Nghệ In Sách Siêu Nhanh

Công Nghệ In Sách Siêu Nhanh

Công Nghệ In Sách Siêu Nhanh

Công Nghệ In Sách Siêu Nhanh

Công Nghệ In Sách Siêu Nhanh
Công Nghệ In Sách Siêu Nhanh
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow
  • slideshow

Công Nghệ In Sách Siêu Nhanh

Khách hàng thường tò mò quây quanh chiếc máy in kỹ thuật số, thích thú khi được tận mắt chứng kiến cảnh một cuốn sách còn "nóng hổi" ra đời.

In sách chỉ trong... vài phút 

Tại một số cửa hàng sách hiện nay, chỉ cần đợi vài phút, bạn sẽ sở hữu cuốn sách đã cất công tìm kiếm từ lâu mà không thấy do ngừng tái bản. Tất cả là nhờ những chiếc máy in kỹ thuật số. 
Đây là một phần của thị trường sách in đang phát triển hiện nay. Dù nhiều người thích dùng Kindle cùng các thiết bị hỗ trợ đọc khác, nhưng các cửa hàng sách vẫn tìm được một thị trường dành cho những đầu sách in với số lượng ít và theo yêu cầu của người mua. 

Cửa hàng Oscar's Art Books ở Vancouver cho hay họ đã bán được khoảng 1.500 cuốn sách in kỹ thuật số kể từ khi sắm một chiếc máy in đặc biệt hồi tháng Ba vừa qua. Chiếc máy này trị giá 118.000USD; nó có thể truy cập vào thư viện sách trực tuyến, sau đó thực hiện in ấn và đóng xén sách theo yêu cầu. 

Barry Bechta, quản lý của Oscar, nói khách hàng thường tò mò tụ tập quanh chiếc máy, bởi theo bà, "cái thú là bạn có thể tận mắt xem một cuốn sách ra đời như thế nào". 
Thông thường giá sách được tính theo số lượng trang in. Tuần trước Oscar in một cuốn "Hướng dẫn sống lâu và khỏe mạnh của bác sĩ Art Hister" cho một khách hàng với giá 19,95 đôla. 

Các nhà xuất bản cũng đang ngày càng tỏ ra quan tâm hơn tới những chiếc máy in kỹ thuật số này bởi tính hiệu quả kinh tế mà chúng mang lại. Nhờ chúng, họ có thể in đủ lượng sách phục vụ yêu cầu độc giả; trong khi đó, với cách in đại trà truyền thống, một lượng lớn sách có thể nằm tồn kho vì không bán được hoặc lại bị đem nghiền thành bột giấy. Trước nhu cầu này, các công ty như Xerox và Eastman Kodak cũng đang đẩy mạnh quá trình cho ra lò những chiếc máy in kỹ thuật số.

Công nghệ in sách siêu nhanh

Barry Bechta, quản lý cửa hàng sách đang chạy chiếc máy in kỹ thuật số Espresso Machine. Ảnh: Wall Street Journal

 

Một xu hướng tiềm năng 
Số lượng sách in theo dạng kỹ thuật số vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, song theo dự đoán, xu hướng này sẽ gia tăng. Theo công ty nghiên cứu thị trường Interquest, hiện có khoảng 4% số sách được in theo phương pháp này; và con số này dự đoán sẽ tăng lên 15% trong năm 2015. 

Offset Paperback Manufacturers - một trong những công ty in sách lớn nhất thế giới - cũng đã bắt đầu sử dụng máy in kỹ thuật số của Kodak kể từ tháng Ba. Theo nhận xét của CEO Dave Liess, công ty ông ngày càng nhận thêm nhiều yêu cầu in sách với số lượng nhỏ bởi các nhà xuất bản muốn quản lý kho sách của họ hiệu quả hơn. 

Các cửa hàng sách độc lập là những khách mua máy in kỹ thuật số nhiệt tình nhất. Nếu có thể in được những cuốn sách không còn lưu hành trên thị trường nữa, họ sẽ có nguồn sách dồi dào hơn và có khả năng cạnh tranh tốt hơn trước các chuỗi cửa hàng lớn. 
Espresso Book Machine, do một công ty tên On Demand Books LLC tại New York sản xuất, là một trong những chiếc máy in như vậy. On Demand Books đã bán được 51 chiếc máy in dòng này cho 50 cửa hàng sách, trong đó có Oscar. 

Chỉ tính riêng chiếc máy - gồm một máy tính cùng các thiết bị đóng xén - trị giá 97.500USD. Về máy in, các cửa hàng có thể chọn máy in của Kyocera trị giá 4.000USD với tốc độ in 30 trang/phút; hoặc máy in của Xerox trị giá 50.000USD với tốc độ in 110 trang/phút. 
On Demand bắt đầu bán các máy in kỹ thuật số này từ năm 2006, nhưng doanh số bán hàng của họ chỉ thực sự tăng từ một năm rưỡi trở lại đây vì lúc này các cửa hàng mới quan tâm sử dụng chúng nhằm quản lý lượng sách tốt hơn và cung cấp thêm nhiều đầu sách hơn. 
Nhìn chung, sách in bằng máy Espresso Book Machine trông không có gì khác so với sách in thông thường; tuy nhiên, máy chỉ có thể in màu trang bìa. Các cửa hàng sách chỉ tốn chưa đầy một xu/trang in, cộng thêm một khoản phí xin phép. 

On Demand bắt tay với Google để có thể truy cập những cuốn sách đã thuộc về sở hữu công chúng (public domain); họ cũng phối hợp với Lightning Source thuộc Tập đoàn phát triển nội dung hàng đầu Ingram Content Group Inc. để xuất bản những cuốn sách có bản quyền. Với các cuốn sách của Google, các cửa hàng phải trả một khoản phí xin phép là 2USD/cuốn (chia đều cho Google và On Demand); còn với các cuốn sách của Lightning Source thì mức phí đa dạng hơn.

Các "ông lớn" cũng vào cuộc 
Theo Bronwen Blaney, quản lý bộ phận in ấn theo yêu cầu của cửa hàng Sách Harvard tại Cambridge, Massachusetts, họ đã lắp đặt một chiếc máy in Espresso vào tháng Chín năm ngoái. Tính trung bình mỗi tháng họ in khoảng 1.000 đầu sách. 
Blackwell, một chuỗi 40 cửa hàng ở Anh, cũng lắp một máy in Espresso tại cửa hàng chính của mình ở London vào tháng Tư năm 2009. Hiện họ đang cân nhắc mua thêm 6 chiếc nữa trong 18 tháng tới. 

Barnes & Noble, chuỗi cửa hàng lớn nhất Mỹ xét về doanh thu, lại không lắp máy in theo yêu cầu tại hệ thống cửa hàng của mình. Theo các nhà phân tích, các cửa hàng nhỏ hơn có nhu cầu mua máy in tại cửa hàng nhiều hơn bởi họ không có đủ không gian trưng bày sách như các chuỗi cửa hàng lớn. 

Tuy vậy, Barnes & Noble vẫn liên kết với Lightning Source để in những cuốn sách họ không có theo yêu cầu khách hàng. Barnes & Noble thu về khoảng 20 triệu USD doanh thu hàng năm cho hoạt động in ấn theo yêu cầu; theo phát ngôn viên của công ty, con số này gia tăng mỗi năm. 

Đối thủ của Barnes & Noble, Borders Group Inc. cũng không lắp đặt máy in theo yêu cầu tại cửa hàng và cũng hợp tác với Lightning Source để đáp ứng các yêu cầu trực tuyến. 

"Chúng tôi vẫn đang đánh giá công nghệ mới này và trong thời gian tới sẽ quyết định chính thức về việc có bổ sung thêm dịch vụ này không", phát ngôn viên của Borders Group nói. 

Sưu Tầm

Bài viết liên quan

Back-top
X
Hotline - Cisbaotin