Nếu để một sản phẩm riêng lẻ thì chúng ta ít chú ý đến bao bì. Nhưng đặt sản phẩm đó trên một quầy hàng bán lẻ với hàng chục sản phẩm cùng loại thì chẳng khác nào một cuộc thi hoa hậu...
Mỗi sản phẩm phải chứng minh "nhan sắc" của mình qua bao bì. Bao bì là phần dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm mang khả năng kích thích người mua
Người mua hàng muốn gì ở bao bì? Trước hết là yếu tố thẩm mỹ, "bắt mắt". Trước nhiều sản phẩm có thương hiệu xa lạ, chưa dùng bao giờ, người mua hàng bị thu hút bởi bao bì có kiểu dáng đẹp, có hình ảnh, kiểu chữ trình bày gây ấn tượng. Thứ đến là thông tin trên bao bì. Ở mức tối thiểu, bao bì phải có những thông tin như tên nhãn hiệu, đơn vị sản xuất, thành phần, số lượng, cách sử dụng, thời gian bảo hành (đối với các sản phẩm có thời gian bảo hành)... Cuối cùng là sự tiện dụng: dễ mở, dễ sử dụng, dễ cất trữ và có thể tái sử dụng. Một gói kẹo cho trẻ con không có đường rãnh để xé ra, phải dùng kéo để cắt là quá bất tiện..
Người bán lẻ, nhìn bao bì sản phẩm dưới một khía cạnh khác: họ muốn hàng hóa đựng trong bao bì (thùng giấy, hộp kim loại...) phải dễ bốc xếp, bảo quản, hàng bên trong phải đúng số lượng ghi trong bao bì. Kiểu dáng bao bì phải tiện lợi cho việc trưng bày, có thể xếp chồng lên nhau trên kệ hàng. Và người bán cũng cần những thông tin trên bao bì để giải thích cho khách hàng khi khách hàng chỉ hỏi sơ qua mặt hàng nào đó mà chưa quyết định mua
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc, bao bì sản phẩm không chỉ là yếu tố thẩm mỹ. Việc thiết kế bao bì nằm trong định hướng của chiến lược tiếp thị sản phẩm. Trong một thời gian theo định kỳ, nhà sản xuất phải đánh giá lại mẫu bao bì, đo lường tác dụng đối với người mua và thay đổi bao bì nếu thấy cần thiết. Thường quyết định thay đổi bao bì diễn ra trong những tình huống sau:
- Thay đổi bao bì trong một chiến dịch tiếp thị mới.
- Thay đổi vì bao bì hiện tại tỏ ra ít hấp dẫn so với sản phẩm cùng loại.
- Tạo một hình ảnh mới về thương hiệu.
- Phát huy giá trị sản phẩm đã được "nâng cấp" về chất lượng.
- Sử dụng được nguyên liệu để làm bao bì tốt hơn so với bao bì cũ.
Thực tế cho thấy có những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng và thành công, nhà sản xuất vẫn quyết định thay đổi bao bì, tạo hình ảnh mới về sản phẩm và làm người mua không nhàm chán.
Nhật Bản, nền công nghiệp bao bì có điểm độc đáo ngay từ trong quan niệm. Người Nhật cho rằng bao bì không phải là cái vỏ bao phủ sản phẩm vật chất mà chính là tạo ra chỗ ở tạm cho vật chất đang hiện hữu.. và rồi những vật chất đó sẽ cố gắng thoát khỏi sự giới hạn của chỗ ở tạm này. Sở dĩ người Nhật có quan niệm rất hay về bao bì vì họ có một truyền thống về việc bao gói hang hóa, và coi đó là việc làm mang nghĩa tâm linh xuất phát từ nền văn hóa cổ xưa (tính ngưỡng vật linh). Họ tin trong mỗi ly nước uống và chiếc ghế ngồi…. đều có một vị thần. Vậy nên các bậc cha mẹ thường dạy con cái họ gói đồ vật một cách phù hợp, chắc chắn và mọi người dễ nhận ra cách thức bao gói thể hiện tình cảm và sự tôn trọng. Người Nhật đã nâng việc bao gói thuần túy thành nết văn hóa cao siêu dẫn đến bao bì được thiết kế rất riêng và độc đáo, kết hợp tinh tế hai yếu tố truyền thống và hiện đại.
Một là truyền thống, yếu tố này lại có hai mặt: vật chất (sử dụng nguyên liệu thiên nhiên có chất lượng hảo hạng) kết hợp sự mềm mại với cứng rắn, đặc trưng trong văn hóa Nhật.
Hai là hướng về thực tế, ở đó nền văn hóa này vừa là thành viên của thế giới hiện đại vừa độc đáo.Dưới đây là một số mẫu bao bì độc đáo cửa người Nhật.
Trung Quốc, công việc bao gói một sản phẩm, đồ vật khi nào cũng phải tiến hành theo một quy tắc bất di bất dịch, bật kể hình dạng đồ vật ra sao. Tờ giấy hoặc bất kỳ vật liệu nào dùng để bao gói đều phải đặt trước mặt người gói sao cho tương ứng với bốn phương trời; một góc vuông hay góc nhọn ở phía trên, một góc ở phía dưới, hai góc còn lại ở bên phải và bên trái, vật được bao gói đặt ở chính giữa, đó là phương thứ năm (trung phương). Vật được bao gói trở thành trung tâm thế giới, là đối tượng của sự chăm sóc gần như thiêng liêng. Cách bao gói này không cần dây buộc mà vẫn khá chặt, không bị bung ra. Ý nghĩa của cung cách này là vật được bao gói tự nó đã có giá trị như một vũ trụ thu nhỏ, mọi sự quan tâm, chăm sóc và mọi định đều tập trung vào nó. Dưới đây là một số mẫu bao bì đặc trưng của người Trung Quốc.
Việt Nam, bao bì hang hóa chưa thật sự nhận được sự quan tâm đúng mức. Việc thiết kế vẫn còn tùy tiện, sao chép mẫu mã của nước ngoài. Một số hàng hóa hay các loại đặc sản xuất khẩu của Việt Nam, tùy thuộc những thương hiệu nổi tiếng trong nước, nhưng bao bì chưa được chú trọng, thiếu sáng tạo, ấn tượng và hơn nữa chưa có bản sắc riêng.
Vì vậy, để bao bì háng hóa Việt Nam có được sự khác biệt và quảng bá thương hiệu Việt, quảng bá được hình ảnh quốc gia thì mỗi sản phẩm khi tham gia thị trường toàn cầu không chỉ mang giá trị công năng và giá trị thẩm mỹ, mà còn phải kết hợp bản sắc văn hóa Việt để người tiêu dùng trong nước hay ngoài nước đều có thể phân biệt ngay nét đặc trưng của hàng hóa Việt Nam.